5 kỹ năng tham gia giao thông an toàn dành cho học sinh

Vinno

Học sinh là một trong những đối tượng tham gia giao thông chiếm số lượng lớn ở giao thông đường bộ. Với mật độ lưu thông các phương tiện tại Việt Nam, để giữ cho bản thân và những người xung quanh được an toàn, cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu top 5 kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh bạn nhé!

Chọn phương tiện tham gia giao thông phù hợp

Xe máy là phương tiện được lựa chọn ưu chuộng của các bậc phụ huynh khi chuẩn bị hành trang cho con đi học. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật học sinh chỉ được phép điều khiển các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 50cc. Bên cạnh đó, những mẫu xe có kích thước nhỏ, gọn sẽ phù hợp với các bạn học sinh trong quá trình di chuyển hơn bởi kinh nghiệm lái xe chưa nhiều sẽ dễ gặp khó khăn nếu lưu thông với xe to kệch, nặng nề.

Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước

Trong tất cả các phương tiện giao thông đường bộ thì việc khoảng cách với xe đi trước đều quan trọng. Lỗi đâm sau là lỗi phổ biến trong giao thông, xảy ra khi người điều khiển phương tiện đi trước bỗng dưng phanh gấp. Theo Điều 12 Luật Giao thông Đường bộ- 2001 quy định: Người lái xe phải tuân thủ quy định tốc độ xe chạy trên đường. Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có cắm biển báo “Cự ly tối thiểu giữa 2 xe” thì phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Tốc độ lưu thông 60km/h thì khoảng cách tối thiểu là 30m. Tốc độ lưu hành trên 60 đến 70 km/h thì khoảng cách là 35m. Tốc độ lưu hành trên 70 đến 80km/h thì khoảng cách là 45m. Tốc độ lưu hành trên 80 đến 90km/h thì khoảng cách là 55m.

Tránh đi vào điểm mù của ô tô cỡ lỡn

Nguyên nhân gây ra va chạm giao thông ở các bạn học sinh là hiếu thắng đi nhanh, vượt làn và đi vào điểm mù của các xe cỡ lớn như xe tải, xe khách, xe container,…). Những điểm mù được tạo ra do chỗ ngồi của người lái xe ô tô cỡ lớn bị che khuất tầm nhìn do cabin gây ra, khiến cho người lái xe cỡ lớn không thể quan sát được những vị trí này. Những điểm mù phổ biến của ô tô cỡ lớn gồm những vị trí:
 

Trước đầu xe: Tại vị trí này, chỗ ngồi của người lái xe rất cao nên khó quan sát ngay đầu xe mình lái. Để tránh điểm mù này, người lái xe không nên tạt ngang đầu xe ô tô cỡ lớn hoặc đi ngay trước đầu xe ô tô này.

Phía sau xe: Đây là vị trí bị khuất tầm nhìn nhất do xe ô tô cỡ lớn không có kính sau, khiến người lái xe không thể nhìn phía sau còn gương chiếu hậu chỉ nhìn được hai bên. Khi xe cỡ lớn phanh gấp hoặc lùi xe, vị trí này vô cùng nguy hiểm. Người điều khiển phương tiện không nên đi ngay sau xe ô tô cỡ lớn đề phòng rủi ro trên.

Hai bên đầu xe: Đây là vị trí nguy hiểm nhất, khi người lái xe nhìn qua gương chiếu hậu chỉ thấy được hông xe còn hai bên đầu xe hoàn toàn bị khuất tầm nhìn do người lái xe ngồi trên cao, đặc biệt là hông bên phải do người lái xe ngồi bên trái. Nhiều trường hợp hi hữu xảy ra khi xe ô tô cỡ lớn rẽ trái hoặc rẽ phải, do không quan sát được nên đã gây tai nạn giao thông. Người điều khiển phương tiện nên tránh đi vào điểm mù này, và cũng tránh vượt qua xe ô tô cỡ lớn khi đang ở ngã rẽ.

Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách

3 công cụ trên không chỉ để cho đẹp mà là những thiết kế nhằm đảm bảo cho người sử dụng. Gương chiếu hậu có thể giúp người điều khiển quan sát được sau lưng và hai bên sườn. Đèn tín hiệu giúp người điều khiển báo hiệu cho những người tham gia giao thông khác. Người điều khiển phương tiện cũng nên lưu ý cách sử dụng đèn chiếu gần và đèn chiếu xa (pha) cho đúng cách để tránh gây chói mắt cho những phương tiện đi ngược chiều.

Không lách vào những khe hở hẹp giữa 2 xe

Xe máy, xe đạp điện là phương tiện lưu thông phổ biến tại các Việt Nam nên việc lách vào khe hở của 2 phương tiện khi tham gia giao thông là vô cùng phổ biến, bởi vậy rất dễ xảy ra va chạm tai nạn đáng tiếc. Do không chia làn rạch ròi và người điều khiển cũng không thực sự tuân thủ 100% theo làn đường, nhất là khi hay tắc đường, việc lách vào khe hở để vượt lên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện không nên lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe, nhất là xe ô tô.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, các bạn học sinh hãy tuân thủ đúng kỹ năng tham gia giao thông an toàn ở bài viết trên nhé!

Tin khác

Các bài học và kiến thức về an toàn giao thông rất quan trọng và thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên lại có chung đặc điểm: đơn điệu, khô khan và dễ gây nhàm chán. Để truyền tải lượng...
09 Th12 ,2022
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bao gồm những cử chỉ, hành vi của Cảnh sát giao thông được quy định cụ thể theo pháp luật để điều khiển phương tiện lưu thông. Bởi vậy, người tham gia giao thông cần...
09 Th12 ,2022
Giáo dục giao thông cho trẻ em là cung cấp cấp các kiến thức và kỹ năng giúp trẻ có những hiểu biết thực về giao thông. Trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt khi tham gia giao thông, biết phê phán,...
09 Th12 ,2022
Tham gia giao thông an toàn là những kỹ năng không chỉ cần thiết ở người lớn mà còn vô cùng quan trọng cho trẻ em. Các kỹ năng vừa giúp các con trang bị kiến thức cũng như có thể giúp xử lý các tình...
09 Th12 ,2022